+ 082.66.33.789

Phân Biệt Các Loại Gỗ An Cường

Gỗ An Cường có bao nhiêu loại ? Tìm hiểu các loại gỗ An Cường được sử dụng phổ biến hiện nay.

Hiện nay nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên đang dần khan hiếm và đắt đỏ do tốc độ khách thác rừng bừa bãi quá mức. Chính vì thế gỗ tự nhiên trở nên ít sử dụng trong thi công nội thất hiện nay, thay vào đó là gỗ công nghiệp An Cường một loại gỗ được biết đến là giải pháp thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên trong các công trình thi công nội thất. Vậy gỗ An Cường có bao nhiêu loại? Đặc điểm riêng của từng loại ra sao ? Ưu điểm của nó thế nào? Hãy cùng Trường Phát Design tìm hiểu qua bài viết dưới đây để quý khách hàng hiểu rõ hơn.

1. Gỗ An Cường là gì ?

Gỗ An Cường là tên thương hiệu của một đơn vị sản xuất, phân phối gỗ công nghiệp lớn nhất Việt Nam hiện nay. Với đa dạng mẫu mã, màu sắc, chất liệu cao cấp sang trọng thì dòng gỗ An Cường đang được sử dụng rộng dãi phổ biến hiện nay. Các sản phẩm gỗ của An Cường phân phối ra thị trường đã được chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn của quốc tế.

Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp An Cường còn  được Green Label( Singapore) cấp giấy chứng nhận danh giá nhất khu vực về sản phẩm xanh- sạch- thân thiện với môi trường. Vì vậy quý khách hàng nên an tâm sử dụng, đó là lựa chọn uỵ tín cho các nhà tiêu dùng hiện nay

Mẫu sản phẩm gỗ công nghiệp An Cường

 Các mẫu sản phẩm gỗ công nghiệp An Cường

2. Có bao nhiêu loại gỗ An Cường ? Các loại gỗ An Cường sử dụng phổ biến hiện nay.

Sản phẩm gỗ công nghiệp hoàn thiện được cấu tạo từ 2 thành phần. Phần cốt gỗ bên trong và phần phủ hoàn thiện bề mặt bên ngoài.

Phần cốt gỗ gồm 5 loại phổ biến hiện nay là :

  • Gỗ công nghiệp MFC
  • Gỗ công nghiệp MDF
  • Gỗ công nghiệp HDF
  • Gỗ công nghiệp Plywood
  • Gỗ công nghiệp WPB (Water Proof Board)

Phần phủ bề mặt hoàn thiện có phổ biết hiện nay là :

  • Melamin
  • Laminate
  • Acrylic
  • Veneer

Ván mfc an cường

Các sản phẩm của lõi gỗ công nghiệp An Cường

2.1. Gỗ công nghiệp MFC An Cường là gì ?

MFC là viết tắt của Melamine Face Chipboard có cấu tạo từ code ván dăm và phủ bề mặt Melamine chống trầy xước. Nó được sản xuất bằng cách sử dụng máy nghiền nghiền gỗ nhỏ ra thành những dăm gỗ sau đó trộn với keo chuyên dụng để ép thành những tấm ván gỗ thành phẩm. Nguyên liệu của các tấm ván gỗ dăm được làm từ những thân cây gỗ ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn……….

Phần lõi ép này có khả năng đặc biệt chống mối mọt và ẩm mốc tốt rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Hiện nay trên thị trường ván MFC cũng khá được ưa chuộng vì giá cả phù hợp, màu sắc phong phú, ứng dụng đa dạng và hiện đại, nó được sử dụng phổ biết cho nhiều công trình thi công nội thất như văn phòng, trường học, bệnh viện……..

Ván MFC độ dày tiêu chuẩn là 18mm, 25mm,… có thể có những độ dày khác tùy vào đơn đặt hàng. Ván MFC còn có kích thước tiêu chuẩn phổ thông là 1220mm x 2440mm.

ván mfc an cường

Hình ảnh tấm ván gỗ MFC An Cường

Gỗ MFC An Cường có hai loại, đó là MFC thường và MFC chống ẩm. Loại MFC chống ẩm có cấu tạo giống với MFC thường nhưng được thêm một số phụ gia chống ẩm. An Cường phân biệt MFC chống ẩm với MFC thường đó là cho thêm màu xanh ở trong code MFC chống ẩm.

Điểm đặc biệt của gỗ MFC do được nghiền nhỏ ra thành những dăm gỗ ép lại nên khối lượng riêng của nó thấp nên có thể sử dụng MFC để tạo nên tấm trang trí dài có thể làm giảm được độ võng của gỗ. 

các loại ván gỗ mfc an cường

Hình ảnh phân biệt 2 loại ván gỗ mfc chống ẩm và mfc thường của An Cường

Ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ Mfc An Cường trong thi công nội thất.

Ưu điểm :

  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
  • Gỗ MFC cung cấp bề mặt phẳng và mịn để dán các tấm trang trí hoặc veneer gỗ.
  • Có khả năng giữ vít và đinh nhiều hơn so với MDF
  • Dễ dàng được gia công, sản xuất
  • Do đặc tính nhẹ, ván dăm có thể dễ vận chuyển và xử lý.
  • Hạn chế được tình trạng mối mọt, cong vênh, bong tróc
  • MFC dễ bảo quản và lau chùi
  • MFC thân thiện với môi trường

Nhược điểm :

  • MFC theo thời gian có thể bị bay mất màu
  • Khả năng chịu nước kém, có thể bị phồng rộp, bung nở khi bị tiếp xúc quá lâu với nước
  • Gỗ MFC có độ bền thấp so với sản phẩm khác của An Cường
  • Khả năng chịu mài kém
  • Hạn chế về độ dày, mỗi tấm ván chỉ được tạo ra với kích thước tiêu chuẩn để có thể đảm bảo được độ cứng nhất định.

Ứng dụng :

  • Gỗ công nghiệp MFC có ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là trong nội thất văn phòng, nhà ở biệt thự, chung cư,… Hiện nay nội thất gia đình và nội thất văn phòng đều sử dụng chất liệu gỗ MFC bởi gỗ MFC có giá thành phù hợp, màu sắc rất đa dạng và phong phú.
  • Đối với nội thất văn phòng và gia đình nên sử dụng gỗ MFC tiêu chuẩn, còn những khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh thì nên sử dụng gỗ MFC lõi xanh chống ẩm

2.2. Gỗ công nghiệp MDF An Cường là gì ?

MDF An Cường là gì? MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Gỗ MDF An Cường được làm từ các loại gỗ vụn, nhánh cây.. cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra, lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa…Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.

Cũng giống như gỗ MFC gỗ MDF An Cường gồm có 2 loại: MDF thường và MDF chống ẩm. MDF chống ẩm có cấu tạo không khác gì MDF thường nhưng có thêm phụ gia chống thấm nước. Để có thể nhận biết được MDF chống ẩm, An Cường đã cho thêm chất màu xanh vào.

Trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp những thông tin về MDF lõi xanh chống ẩm là màu xanh là màu sắc của keo chống ẩm. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn “SAI” bởi màu xanh ở đây chỉ là cách đánh dấu của nhà phân phối An Cường để phân biệt được MDF thường và MDF chống ẩm cũng

2 loại ván gỗ mdf An Cường

Phân biệt 2 loại ván gỗ công nghiệp MDF An Cường chống ẩm và không chống ẩm

Tương tự như ván MFC, ván gỗ MDF cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thiết kế thi công nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em…

Gỗ MDF An Cường có bề mặt phẳng mịn nên rất phù hợp với những sản phẩm nội thất phun sơn trên bề mặt hoặc ép các loại vật liệu khác trên bề mặt đảm bảo tiêu chuẩn tốt, đem lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm nội thất và nó có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình,…

Ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ Mdf An Cường trong thi công nội thất

Ưu điểm:

  • MDF sẽ không bị cong vênh hoặc gãy.
  • MDF được làm từ các hạt rất mịn, do đó các hạt không dễ thấy.
  • Gỗ MDF có một bề mặt mịn rất lý tưởng để chèn màu. Bề mặt mịn giúp quá trình tô màu rất dễ dàng và trông rất bắt mắt.
  • Độ mịn của bề mặt MDF làm cho việc sử dụng trở nên dễ dàng và đơn giản.
  • MDF thân thiện với môi trường.
  • Nó có khả năng chống côn trùng một phần do sử dụng nhiều hóa chất khác nhau.
  • MDF có giá cả phải chăng và hiệu quả về chi phí so với những loại khác

Nhược điểm:

  • MDF có bề mặt mịn nên rất khó giữ vít hoặc các vật liệu khác
  • MDF dễ bị trầy xước và khó sửa chữa
  • MDF cũng không hoạt động tốt khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, vì nó có thể làm hỏng tấm gỗ
  • Không có khả năng chống nước, nếu ngâm gỗ MDF quá lâu trong nước các sợi gỗ có thể bị phồng và bị bung nở ra.

Ứng dụng:

  • Gỗ MDF được ứng dụng chủ yếu để làm đồ nội thất biệt thự, chung cư, văn phòng…. ngày nay rất được ưa chuộng.
  • Là một tấm ốp ngoại thất cho nhà ở đã được sử dụng thành công.

2.3. Gỗ công nghiệp HDF An Cường là gì?

Gỗ HDF An Cường là gì? HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard được tạo nên từ những cây gỗ ngắn ngày nghiền nhỏ, mịn kiết hợp với phụ gia, thành phần chống ẩm + lực nén, lực ép cực cao, cao hơn cả MDF để tạo thành những tấm gỗ. Khi cắt tắm gỗ HDF còn tạo được độ “Cháy Cạnh”. Vậy nên, lưỡi cưa cần có chất lượng cực tốt mới đạt được chất lượng mép cắt. Các tấm HDF thường có kích thước 2000mm x 2400mm và độ dày tiêu chuẩn 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm,18mm…

HDF An Cường có 2 loại: HDF chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm ( còn gọi CDF gỗ đen )

Black HDF siêu chống ẩm có màu đen với cấu tạo giống như HDF nhưng khi sản xuất cần lực nén cực lớn, lớn hơn rất nhiều so với HDF siêu chống ẩm và không cần dán nẹp trong một số hạng mục nội thất mà vẫn đảm bảo độ cứng, chắc cao của mép gỗ. Màu đen chỉ là cách để An Cường phân biệt với HDF loại thường. Đặc biệt, khả năng chịu nước của HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm rất cao.

các loại gỗ hdf siêu chống ẩm an cường

Gỗ HDF An Cường chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm

Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại MFC, MDF nên gỗ HDF đặc biệt có khả năng chống ẩm tốt hơn. Không những vậy là khả năng cách nhiệt cao nên rất thích hợp sử dụng cho phòng bếp, phòng ngủ,… Gỗ HDF là giải pháp tuyệt vời cho nội thất trong nhà hoặc ngoài trời,…

Với tấm gỗ HDF An Cường có giá thành phải chăng, dễ dàng thi công bằng các loại máy phổ biến cho ván công nghiệp hiện nay. Đặc biệt lõi ván nhuộm màu đen là điểm cộng tuyệt đối cho các chi tiết cắt trang trí trông thẩm mỹ hơn hết. Tính năng nổi bật là khả năng chịu ẩm, chịu nước được đánh giá rất cao và là lợi thế tuyệt đối trong môi trường nội thất gia đình. CDF chỉ cần lau dầu ở các cạnh ván thì đã có thể sử dụng như một chi tiết hoàn thiện.

Ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ HDF An Cường trong thi công nội thất.

Ưu điểm:

  • Không cong vênh nứt nẻ.
  • Gỗ công nghiệp HDF An Cường chống xước, chống ẩm khắc phục tốt các khuyết điểm của gỗ tự nhiên
  • Đặc tính cách âm và cách nhiệt của gỗ HDF tốt
  • Độ cứng của gỗ cao, chịu được tải trọng khá lớn
  • Khả năng bắt vít của HDF khá tốt nên các sản phẩm nội thất luôn có độ bền cao
  • Nó có thể dễ dàng sơn hoặc ép cho các bề mặt trang trí như veneer, laminate, melamine,… Bề mặt nhẵn, mịn và đồng đều.
  • Bề mặt của gỗ HDF có thể tạo ra các sợi và đường vân gần như gỗ thật.
  • Hơn 80% được làm bằng gỗ tự nhiên nên gỗ HDF không chỉ thân thiện với cơ thể của con người mà còn thân thiện với môi trường.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống ngâm nước trong thời gian dài không tốt
  • Rất khó để phân biệt HDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ cực cao. HDF không hoạt động tốt ở nhiệt độ cao nên không thích hợp để sử dụng ngoài trời.
  • Chỉ thi công nội thất dạng phẳng hoặc kết hợp với nẹp để tạo điểm nhấn, mà không phải loại phào chỉ nào cũng có được.

Ứng dụng:

•  Gỗ công nghiệp HDF thường được sử dụng để làm đồ nội thất trong nhà.

• Ví dụ: tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, cửa ra vào,… Và cũng được sử dụng để làm sàn gỗ do tính ổn định và mật độ cao.

2.4. Gỗ Plywood An Cường là gì ?

Gỗ Plywood An Cường còn được gọi là gỗ dán là sản phẩm truyền thống từ trăm năm nay nó là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật, gỗ Plywood này làm từ nhiều lớp gỗ lạng xắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép. Các loại keo này có độ cứng cao, độ chịu nước tốtvaf có khả năng chống cong vênh rất cao.

Tấm gỗ Plywood An Cường

Gỗ Plywood An Cường là gỗ dán được làm từ nhiều loại gỗ lạng ghép vào

Ván gỗ Plywood An Cường có độ dày từ 5mm – 18mm. Tỷ trọng 480 – 600 kg/m3. Tuy nhiên ít được sử dụng do bề mặt không phẳng đep như MDF. Độ chống nước của Plywood tốt  hơn nhiều so với MFC và MDF nó được sử dụng ở những nơi có nước rò rỉ như nhà vệ sinh hay khoang chậu rửa của tủ bếp, để đảm bảo sản phẩm không bị thấm nước.

Có 2 loại ván gỗ từ Plywood:

– Ván ép gỗ mềm: Được làm từ các loại gỗ như: gỗ thông, gỗ bạch dương.

– Ván ép gỗ cứng: Được làm từ các loại gỗ như: gỗ cây lauan, gỗ cây dái ngựa, gỗ của cây bulô.

Ưu nhược điểm của gỗ Plywood An Cường?

Ưu điểm:

  • Ván ép được phủ một lớp veneer chất lượng tốt và có màu gần giống gỗ tự nhiên và rất dễ sơn.
  • Khả năng chống thấm nước cực tốt nên ít bị hư hỏng
  • Có độ bền cao, độ cứng tốt
  • Khả năng chịu lực kéo cực tốt
  • Ván ép giữ chặt vít vì nó được tạo thành từ nhiều lớp và mỗi lớp giúp vít giữ chặt hơn
  • Loại gỗ này có nhiều kiểu dáng và độ dày khác nhau dễ dàng cho sản xuất nội thất

Nhược điểm:

  • Ván ép đắt hơn MDF
  • Rất khó để tạo ra các thiết kế bằng ván ép, vì rất khó để có được những đường cắt mịn hoàn hảo trên đó
  • Các mảnh ván ép dễ dàng bị vỡ vụn
  • Ván ép không thể tiếp xúc với nước hoặc ngâm trong nước trong một thời gian dài.
  • Bề mặt ván ép không phẳng nếu sơn không tốt có thể bị bong tróc

2.5. Gỗ WPB (Water Proof Board) An Cường là gì?

Gỗ WPB An Cường với kết cấu gốc nhựa và bột gỗ, tấm WPB có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và chống nước theo điều kiện tiếp xúc thông thường, được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo ngoài trời, hội chợ, trang trí nội và ngoại thất, đặc biệt là cửa chống nước, tủ bếp, tủ nhà vệ sinh, vách vệ sinh, vách trang trí…

WPB có độ bền vượt trội, đặc biệt không mối mọt, không ẩm mốc, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Gỗ WPB không những có thể sử dụng bề mặt mịn đẹp có sẵn để thi công, mà còn có thể phủ thêm các vật liệu bề mặt khác tạo màu và vân đa dạng, như Acrylic, Laminate, sơn hay phủ film PVC…Đặc biệt An Cường có nhận gia công cắt dán không đường line đối với tấm WPB phủ Acrylic, Lacquered Laminate

Tấm gỗ WPB An Cường cung cấp giải pháp chống nước tuyệt vời trong thi công nội thất

Tấm WPB An Cường có các độ dày 6, 8, 10, 12, 15, 17mm. Tỷ trọng 600 – 650 kg/m3. Quy cách 1220mm x 2440mm có màu trắng nghà

2.6. Phần phủ bề mặt gỗ Melamin An Cường là gì? 

Melamine An Cường là bề mặt gỗ nhân tạo phủ trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp ngày nay. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng loại chất phủ từ một bazơ hợp chất hữu cơ kết dính đặc biệt. Quá trình tạo bề mặt này bao gồm ba yếu tố chính, bao gồm lớp giấy nền cao cấp, lớp phim tạo hình vân gỗ giả và lớp bảo vệ.

Đặc tính của hợp chất này là tính bền vững cao, ít tan trong nước và chống cháy tốt. Chúng có tác dụng làm tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho cốt gỗ công nghiệp

Cấu tạo gỗ Melamin An Cường

Cấu tạo bề mặt Melamine An Cường gồm bao gồm 3 lớp

Tấm phủ bề mặt Melamine An Cường được sử dụng rộng rãi để phủ lên các loại ván gỗ công nghiệp, bao gồm Melamine phủ trên ván dăm, Melamine phủ trên ván gỗ MDF, Melamine phủ trên gỗ HDF và có thể thậm chí được áp dụng trên tấm ván ép.

Hiện nay, công ty An Cường có sẵn 400 màu Melamine từ các màu trơn như đen, trắng, xám nhạt, xám chì… cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (anh đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ….. từ vân đá, bê tông, xi măng cho đến giả vải, nỉ …..từ hiện đại đến giả cổ… tất cả đều giống như thật.

Kích thước tấm Melamin tiêu chuẩn: 1220 x 2440mm và 1830 x 2440mm. Tuy nhiên An Cường vẫn cung cấp loại vượt khổ với kích thước là : 1220 x 2745 mm. Các tấm phủ bề mặt này được nhà máy gia công ép sẵn vào tấm cốt ván thành phẩm chứ không bán riêng phần phủ bề mặt như Acrylic, Lamminate.

Gỗ công nghiệp với bề mặt phủ Melamine có những ưu điểm sau:

  • Ưu điểm lớn của Melamine là sự đa dạng màu sắc và có tính thẩm mỹ cao.  Vì thế ứng dụng nội thất có nhiều sự lựa chọn mẫu mã hơn.
  • Gỗ Melamine có giá thành khá thấp, phù hợp với nhu cầu của nhiều gia đình.
  • Khả năng chống trầy xước, chống cháy và chống thấm nước tốt.
  • Bền màu theo thời gian, đảm bảo sự đẹp và đồng nhất của bề mặt.
  • Bảo vệ cốt gỗ khỏi sự tác động của mối mọt, các chất tẩy rửa và quá trình lau chùi.

Nhược điểm của Melamine An Cường là khả năng uốn cong bề mặt của Melamine rất kém nên chỉ phù hợp với các mặt phẳng. Lớp phủ này chỉ thích hợp với các thiết kế hiện đại, đơn giản và không yêu cầu nhiều chi tiết. Khả năng chịu mài mòn của chất liệu này cũng rất kém nên cần bảo quản nội thất cẩn thận.

2.7. Phần phủ bề mặt gỗ Laminate An Cường là gì?

Laminate An Cường là một chất liệu nhựa tổng hợp, dùng làm lớp phủ lên trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp MDF, HDF, Plywood, WPB. Chất liệu này còn có tên gọi khác là Formica, với tên khoa học là HPL (High-pressure Laminate). Cấu tạo của Laminate gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu kĩ thuật), Kraft Paper (lớp giấy nền).

Mỗi lớp đều có chức năng riêng như tạo độ dẻo dai, tạo màu sắc và tạo độ bền cho bề mặt. Các lớp sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên những đặc tính tuyệt vời cho Laminate.

Cấu tạo tấm laminate An Cường

Cấu tạo 3 lớp của tấm gỗ Laminate An Cường 

Hiện nay An Cường cho ra hơn 800 mã màu sản phẩm Laminate với kích thước tiêu chuẩn là 1220 x 24440 mm và có độ dày từ 0,6mm – 1,3mm, từ loại tiêu chuẩn đến uốn cong, từ loại thông dụng đến loại hoá chất, từ loại trong nhà đến sử dụng ngoài trời…..nên nó được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất thất gia đình, văn phòng, trường học, bệnh viện,…

tấm ván gỗ hoàn thiện Laminate An Cường

Tấm bề mặt và tấm ván gỗ hoàn thiện phụ Laminate của An Cường

Ưu điểm của tấm gỗ phủ bề mặt Laminate An Cường là gì :

• Đa dạng màu sắc, mẫu mã chủng loại phong phú, sản phẩm rất đẹp

• Dẻo dai và có khả năng uốn cong để tạo kiểu dáng phức tạp

• Khả năng chống trầy xước cao, bề mặt phẳng mịn rất dễ vệ sinh

• Chống ẩm, chống cháy và chống va đập rất tốt

• Chống ăn mòn tốt, chịu được các tác động của hóa chất lên bề mặt

• Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người

Nhược điểm của tấm Laminate An Cường là :

• Giá thành khá cao so với nhiều loại chất liệu khác như Melamin nên sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng khá cao gây lãng phí

• Gỗ công nghiệp Laminate An Cường đòi cũng đòi hỏi kỹ thuật người thợ thi công có kinh nghiệm trình độ cao đi liền với nó là các máy móc phải hiện đại tối tân thì sản phẩm hoàn thiện với đẹp

• Khó thi công, gây nhiều e ngại cho các đội thợ thi công đẫn đến sản phẩm không được sắc nét

2.8. Phần phủ bề mặt gỗ Acrylic An Cường là gì?

Gỗ Acrylic tên tiếng Anh là Hi Gloss Acrylic và có tên khoa học là PMMA, được viết tắt của Poly (Methyl) – Methacrylate. Đây là loại nhựa có nguồn gốc được tinh chế từ dầu mỏ, được thêm vào các dẫn xuất phụ gia Acrylic. Lớp phủ này có đặc trưng là độ bóng cao, tính xuyên thấu cùng với khả năng chịu tác động tốt. Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao hơn nhiều so với các vật liệu khác. Không chỉ vậy, bề mặt bóng gương của nó rất hiện đại và sang trọng.

Ở Việt Nam thường gọi là gỗ bóng gương hay còn gọi là Gỗ Acrylic Bóng Gương. Màu sắc gỗ Acrylic An Cường rất phong phú với hơn 100 màu Acrylic đủ loại, từ màu trơn, metallic, giả đá đến những màu vân gỗ sang trọng.

Nó có kích thước tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm, và đặc biệt có các loại vượt khổ chiều dài lên tới 2745mm rất phù hợp cho các ứng dụng nội thất cần chiều cao vượt khổ như cửa ra vào hay tủ áo với thiết kế cao kịch trần. Độ dày của tấm là 0,8mm – 1mm. Acrylic đang là sản phẩm rất được ưa thích cho những phong cách nội thất hiện đại sang trọng và là xu hướng ngày càng trở nên phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Các loại gỗ Acrylic An Cường hiện tại cung cấp trên thị trường :

Tấm acrylic pha lê an cường

Loại Acrylic Pha lê: Tấm foil Acrylic có độ dày 2mm

acrylic an cường chống trầy 6H

Loại Acrylic chống trầy 6H: độ chống trầy cao

Acylic bóng gương An Cường

Loại Acrylic An Cường bóng gương

Đặc biệt, với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, An Cường mang đến giải pháp dán cạnh Acrylic noline. Giải pháp này rất hiệu quả cho các thiết kế đòi hỏi sự sang trọng và tinh tế trong từng chi tiết nhỏ. Đây cũng là giải pháp được các chuyên gia thiết kế đánh giá cao và ưa chuộng nhất hiện nay.

Ưu điểm của Acrylic An Cường như sau:

  • Bề mặt chất liệu Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao hơn gấp 2 lần so với các loại ván gỗ phủ sơn. Đặc trưng này của Acrylic mang đến không gian hiện đại ,sang trọng cho mọi công trình mà nó được sử dụng.
  • Bền với nhiệt độ cao và không bị cong vênh khi nhiệt độ thay đổi.
  • Dễ lau chùi, vệ sinh, có thể dễ dàng đánh bay những vết trầy xước trên bề mặt khi bị xước nhẹ.
  • Nhờ có bề mặt bóng gương hoàn hảo, Acrylic giúp tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian rộng mở và thoáng đãng hơn
  • Không bị ăn mòn bởi axit và các chất tẩy rửa vì vậy không lo bị thấm vào lớp lõi bên trong.
  • Màu sắc đa dạng, phong phú bao gồm cả trơn màu và màu vân gỗ.
  • Ứng dụng trong việc trang trí với nhiều không gian khác nhau
Nhược điểm của  Acrylic An Cường là :
  • Giá thành rất cao nên sản phẩm hoàn thiện cao ít được sử dụng đại trà
  • Máy móc để làm Acrylic cần hiện đại và có độ chính xác cao.
  • Không thể mang đến một không gian nội thất cổ điển
  • Dễ xước, nên bố trí sử dụng vào vị trí an toàn vì khi xước rất khó làm mới, thường phải thay..

2.8. Phần phủ bề mặt gỗ Veneer An Cường là gì?

Veneer là gì? Vener ( hay còn gọi là ván lạng ) là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành các tấm có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm. Các tấm veneer thường có độ dày không quá 3mm (khoảng 1/8 inch).Một cây gỗ tự nhiên khi được lạng mỏng sẽ cho ra rất nhiều gỗ veneer. Sau khi lạng mỏng, gỗ veneer sẽ được gắn vào các loại cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF, gỗ figer, gỗ ván dán, gỗ ván dăm… để tạo thành các sản phẩm nội thất hoặc các món đồ. Veneer xuất hiện nhiều trong nội thất gia đình (bàn ghế, tủ bếp, giường, kệ trang trí,…), nội thất xe hơi, nhạc cụ bằng gỗ như ghita, violin, piano,…

Gỗ veneer An Cường

Tấm gỗ Veneer An Cường (ván lạng )

Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng các món nội thất làm từ gỗ veneer lại không thuộc dòng nội thất gỗ tự nhiên bởi gỗ veneer có cấu tạo từ cốt gỗ công nghiệp và bề mặt được phủ bằng lát gỗ tự nhiên (veneer). Do đó, khái niệm veneer và gỗ veneer là khác nhau. Chính vì bề mặt được phủ bằng một lớp veneer nên bề ngoài sẽ không có nhiều điểm khác biệt giữa gỗ tự nhiên và gỗ veneer.

Các sản phẩm có bề mặt phủ veneer luôn được đánh giá cao về chất lượng, độ bền cùng những tính năng vượt trội. Đặc biệt, veneer là một giải pháp tốt để bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là trong tình trạng gỗ quý đang có nguy cơ cạn kiệt.

Bảng màu của veneer cũng rất đa dạng tùy vào vân và màu của loại gỗ được đem xẻ. Một số loại gỗ thịt được dùng để làm veneer đó là gỗ xoan đào, gỗ sồi, tần bì, dẻ gai, thông…

Bảng màu veneer An Cường

Bảng màu catologue veneer An Cường 

Ở Việt Nam, veneer được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất hay ván sàn bằng cách dán tấm vener vào các mặt ván gỗ công nghiệp như MDF, MFC, Plywood, gỗ ghép, ghỗ tạp, gỗ dăm…

Cây gỗ dùng để lạng veneer, thường sẽ trải qua quá trình hấp hoặc luộc trước đó, khiến gỗ mềm hơn, dễ thao tác trong quá trình sản xuất đồng thời ngăn chặn việc tấm veneer bị nứt, gãy.

Một số phương pháp sản xuất veneer thông dụng hiện nay:

  • Lạng tròn: để dễ hình dung phương pháp này, hãy tưởng tượng khúc gỗ tròn như 1 cuộn giấy, người ta sẽ dùng 1 lưỡi dao sắc để “bóc” veneer từ ngoài vào trong khúc gỗ cho đến hết.
  • Lạng phẳng: khúc gỗ sẽ được cắt làm đôi, lưỡi dao cắt thẳng song song với lõi gỗ, từ phần ngoài vào, cho ra những tấm veneer có dạng vân núi, hay còn gọi là “Cathedral” trong tiếng anh
  • Lạng phần tư: đúng như tên gọi của nó, phương pháp này xẻ khúc gỗ ra thành 4 phần, sau đó tiến hành lạng veneer. Phương pháp này tạo ra những tấm veneer sọc, thẳng.

Về bản chất, tấm gỗ veneer có bề mặt là gỗ tự nhiên, có tất cả những tính chất của loài gỗ dùng để tạo ra loại veneer đó. Trong tình trạng gỗ trở nên khan hiếm và nhu cầu bảo vệ các nguồn tài nguyên trên thế giới- trong đó có tài nguyên rừng ngày một tăng cao, không ngoa khi nói veneer đã mang đến một giải pháp tối ưu cho nhu cầu sản xuất và sử dụng gỗ nói chung.

Các nước phát triển thuộc Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước Châu Á, đã sử dụng những sản phẩm nội thất làm từ chất liệu này từ 30-40 năm trước nhằm tạo ra một môi trường sống thân thiện hơn.

An Cường là đơn vị tiên phong ở Việt Nam cung cấp dòng sản phẩm sử dụng gỗ lạng veneer được nhập khẩu từ những công ty có kinh nghiệm sản xuất hơn 70 năm tại Ý và được các chuyên gia tại Ý hướng dẫn chuyển giao công nghệ với hàng loạt máy móc hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu nên sản phẩm của An Cường là số 1 tại VIệt Nam và đạt chuẩn Châu Âu

Ưu điểm của gỗ veneer:

  • Giá thành hợp lý- rẻ hơn gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt
  • Có thể điều chỉnh sắp xếp, ghép vân theo nhiều cách để trang trí, tạo ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
  • Thân thiện với môi trường

Nhược điểm của gỗ veneer

  • Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước.
  • Dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp chịu lực va đập quá mạnh.
  • Chỉ sử dụng được ở nơi quanh năm không tiếp xúc với nước, ít bị di chuyển

3. Các sản phẩm thi công nội thất của Trường Phát ứng dụng vật liệu gỗ An Cường

Hiện nay gỗ An Cường đã là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng và các đơn vị thiết kế thi công lẫn nhà xưởng. Các công trình của Trường Phát chủ yếu dùng gỗ An Cường .Trong thi công nội thất chúng ta đều có thể thấy được sự tiện dụng cũng như những tính năng ưu việt mà gỗ An Cường mang lại, chính điều đó càng làm cho những sản phẩm được làm từ gỗ ngày càng trở nên ưa chuộng hơn.

Sau đây Trường Phát mời quý khách hàng tham khảo sản phẩm công trình mà Trường Phát ứng dụng sản phẩm gỗ An Cường vào thực tế nhé.

Cách tủ bếp Mdf chống ẩm An Cường sơn hoàn thiện Inchem

Cánh tủ bếp pano sử dụng ván gỗ MDF chống ẩm An Cường hoàn thiện sơn Inchem 

>> Xem chi tiết dự án toàn bộ dự án Park Hill 140m2 sử dụng toàn bộ gỗ An Cường

Vách ốp tường phẳng laminate An Cường

Vách ốp tường phẳng sử dụng vân da bò Laminate của An Cường. Gỗ MDF chống ẩm hoàn thiện phủ Laminate An Cường mã LK 1116L tại 1 dự án chung cư cao cấp Hà Đông

Căn hộ duplex hạng sang sư dụng gỗ An Cường

Căn hộ duplex hạng sang do Trường Phát thi công đã sử dụng mã gỗ MDF chống ẩm An Cường làm cánh tủ và mã vân giả vải Melamin An Cường để ốp vách. Toàn bộ nhà sử dụng 100% gỗ An Cường

>> Xem chi tiết hình ảnh thi công của căn hộ Duplex sử dụng 100% gỗ An Cường

tủ lavabo laminate An Cường

Tủ lavabo nhà vệ sinh được làm bằng gỗ nhựa chịu nước WPB hoàn thiện phủ Laminate An Cường mã LK 1112L

Video thực tế quay hoàn thiện thi công căn hộ Penthouse 250m2 Sky Oasis Ecoaprk thi công trọn gói do Trường Phát Design thực hiện

>> Xem chi tiết hình ảnh thi công của căn hộ Penthouse 250m2 sử dụng 100% gỗ An Cường

Mã gỗ melamin và acrylic An Cường

Thiết kế căn hộ cao cấp sử dụng các mã gỗ Melamin và Acrylic của An Cường

>> Xem chi tiết hình ảnh thiết kế căn hộ 110m2 sử dụng gỗ An Cường

Trên đây là những kinh nghiệm quý báu mà trong quá trình là nghề nhiều năm chúng tôi tìm hiểu và đúc kết ra được, chúng tôi muốn chia sẻ đến các độc giả và những quý khách hàng hiểu rõ hơn về tất cả các loại gỗ An Cường, qua đó quý khách hàng có thể tìm hiểu để có kiến thức sâu rộng hơn trong xây dựng ngôi nhà của mình.

Để được tư vấn về dịch vụ thiết kế – thi công, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Trường Phát Design

Địa chỉ: Số 81 Hoàng Ngân – Nhân Chính- Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0826633789

Email: nttruongphat.vn@gmail.com

Xưởng sản xuất: Thôn 2, Xã Chàng Sơn, Huyện Thạch Thất, Hà Nội

Có thể bạn quan tâm :

       5 cách nhận biết gỗ An Cường thật giả.

        • Khám phá dự án thi công Penthouse sử dụng toàn bộ gỗ An Cường.

        • Xem dự án thi công Duplex sử dụng 100% gỗ An Cường.

 

Hãy đăng ký ngay để Trường Phát giúp bạn đưa ra những giải phát tối ưu nhất cho ngôi nhà của bạn !

Top 100 các mẫu thiết kế biệt thự đẹp nhất!

Bạn sắp về nhà mới và đã có bản vẽ thiết kế nội thất, bạn đang cần tìm một nhà thầu uy tín để thi công?

YOUTUBE

   Top 100 các mẫu thiết kế biệt thự đẹp nhất năm 2023 của trường phát design

Bài viết liên quan
con tiện đồ gỗ trong thiết kế nội thất phong cách indochine

Phong Cách Indochine Là Gì ? 5 Đặc Trưng Nhận Biết

Phong cách luxury được ra đời vào thời kỳ phục hưng cuối thế kỷ 18

Phong Cách Luxury Là Gì? Những Đặc Trưng Trong Thiết Kế Nội Thất Phong Cách Luxury. Top 5 Thiết Kế Luxury Đẹp Nhất

Thi công căn hộ phong cách modern luxury

Phong Cách Modern Luxury Là Gì. Tìm Hiểu Chi Tiết Nguồn Gốc, Đặc Trưng Của Phong Cách Này

Thiết kế nội thất phong cách Minimalism

Phong Cách Minimalism Là Gì? Tìm Hiểu Tất Cả Về Phong Cách Tối Giản

Căn hộ duplex là gì ?

Duplex Là Gì ? Top 5 Mẫu Thiết Kế Căn Hộ Duplex Đẹp Nhất Hiện Nay

thi công phòng khách penthouse phong cách Taiwan

Phong Cách Nội Thất Taiwan Là Gì? Top 5 Thiết Kế Taiwan Đẹp Nhất

Thiết kế thi công nội thất chung cư tại Hà Nội

Thi Công Nội Thất Chung Cư Tại Hà Nội. 6 Kinh Nghiệm Khi Tìm Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Nội Thất.

Phong cách Tropical (nhiệt đới) là gì

Phong Cách Tropical Là Gì? Giới Thiệu Villa Nghỉ Dưỡng 1500m2

Thiết kế nội thất phong cách Minimalism

Phong Cách Minimalism Là Gì? Tìm Hiểu Tất Cả Về Phong Cách Tối Giản

Phong cách luxury được ra đời vào thời kỳ phục hưng cuối thế kỷ 18

Phong Cách Luxury Là Gì? Những Đặc Trưng Trong Thiết Kế Nội Thất Phong Cách Luxury. Top 5 Thiết Kế Luxury Đẹp Nhất

Căn hộ duplex là gì ?

Duplex Là Gì ? Top 5 Mẫu Thiết Kế Căn Hộ Duplex Đẹp Nhất Hiện Nay

sự đơn giản trong phong cách Wabi Sabi tập trung vào công năng bày biện tối giản

Phong Cách Wabi Sabi Là Gì? 8 Đặc Trưng Cơ Bản Của Wabi Sabi

Phong cách Tropical (nhiệt đới) là gì

Phong Cách Tropical Là Gì? Giới Thiệu Villa Nghỉ Dưỡng 1500m2

Nghỉ dưỡng biển phong cách Địa Trung Hải có màu sắc mang hơi hướng của biển cả

Phong Cách Địa Trung Hải Là Gì? Top 5 Xu Hướng Thiết Kế

Phong cách Rustic là gì

Phong Cách Rustic Là Gì? 20+ Ý Tưởng Thiết Kế Nội Thất Phong Cách Rustic

Thiết kế thi công nội thất chung cư tại Hà Nội

Thi Công Nội Thất Chung Cư Tại Hà Nội. 6 Kinh Nghiệm Khi Tìm Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Nội Thất.