Phong cách tối Minimalism (hay phong cách tối giản) hiện đang sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất và cũng đang được giới trẻ yêu thích vì sự tinh tế và đơn giản trong không gian mà nó mang lại. Nếu bạn đang có dự định hoàn thiện nhà mà muốn tìm hiểu về chủ nghĩa tối giản thì dưới đây là bài viết tuyệt vời chia sẻ cho bạn tất cả mọi thứ của phong cách Minimalism này. Hãy cùng Trường Phát Design tìm hiểu ngay bài viết này nhé
Mẫu thiết kế mang đặc trưng của phong cách Minimalism
1. Phong cách Minimalism là gì
Phong cách Minimalism hoặc phong cách tối giản là một thiết kế trong đó sử dụng các yếu tố đơn giản nhất và cần thiết nhất để tạo hiệu ứng tối đa. Phong cách Minimalism bắt nguồn từ nghệ thuật thiết kế có các đường nét đơn giản và một vài màu sắc có sự sắp xếp phân chia không gian hợp lý loại bỏ, giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại những phần thật cần thiết. Hiện nay phong cách tối giản được áp dụng trong nhiều lĩnh vực hơn như như thời trang, âm nhạc và nó đã trở thành đại điện cho lối sống với mục đích loại bỏ sự lộn xộn khỏi mọi khía cạnh của cộng sống.
Mẫu thiết kế nội thất căn hộ của Trường Phát Design sử dụng phong cách Minimalism
2. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của phong cách Minimalism
Phong cách Minimalism không có thời gian cụ thể bắt đầu từ khi nào mà nó được xác định hình là một phong cách có từ những năm 60 – 70 của thế kỷ 20.
Đối với kiến trúc phong cách Minimalism được Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Đức sáng tạo ra. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 và được xem là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản (Minimalism).
Kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe được coi là cha đẻ của kiến trúc phong cách Minimalism
Mặc dù kiến trúc tối giản cũng nhằm mục đích cô đọng nội dung và sắp xếp hợp lý hình thức và cấu trúc, nhưng phong cách nó có một ngôn ngữ phức tạp. Kiến trúc tối giản liên quan đến việc sử dụng các yếu tố thiết kế đơn giản, không trang trí hoặc trang trí. Những người ủng hộ chủ nghĩa tối giản tin rằng việc cô đọng nội dung và hình thức của một thiết kế đến những yếu tố cơ bản nhất của nó sẽ là ‘bản chất thực sự của kiến trúc’.
Mẫu thiết kế kiến trúc phong cách Minimalism.( nguồn ảnh sưu tầm)
Đối với nội thất phong cách Minimalism bắt nguồn từ phong trào nghệ thuật tối giản, trở nên phổ biến sau Thế chiến II. Các nghệ sĩ như Frank Stella, Donald Judd và Agnes Martin thường được ghi nhận là những người tiên phong về hình thức này. Nó bắt nguồn từ nghệ thuật và các nghệ sĩ. Khi phong cách này được hình thành trong nghệ thuật thị giác, nhiều nguyên tắc cốt lõi của nó cũng được giới thiệu trong thiết kế nội thất và trở nên đặc biệt phổ biến vào những năm 1980.Khi các yếu tố rườm rà không cần thiết được giảm bớt chỉ còn lại các yếu tố cần thiết, được mô tả như một phản ứng đối với sự hỗn loạn và khắc nghiệt của cuộc sống đô thị. Trong thiết kế nội thất tính thẩm mỹ cũng có thể bắt nguồn từ các phong trào quốc tế và hiện đại giữa thế kỷ 20, đặc biệt là với những người có tầm nhìn như Ludwig Mies van der Rohe, người đã phổ biến cụm từ “Less is more”
Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ theo trường phái phong cách Minimalism (tối giản)
3. Tại sao thiết kế nội thất phong cách tối giản lại được ưa chuộng.
Mặc dù thiết kế nội thất phong cách tối giản (phong cách Minimalism) có nguồn gốc từ nhiều thập kỷ, nhưng lối trang trí và thiết kế tối giản vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong thị hiếu của vô số người có gu thẩm mỹ. “Thật khó để chúng ta nói về chủ nghĩa tối giản mà không đề cập đến tính bền vững,” đồng thời đây là một khía cạnh không thể thiếu đối với sức hấp dẫn lâu dài của phong cách.
Ngoài ra phong cách tối giản này có thể được coi là sự chống lại sự thái quá. Ngoài yếu tố bền vững, phong cách chiếm ưu thế khi một số người tìm thấy vẻ đẹp ít hơn mà không cảm thấy cần phải liên tục thể hiện những gì họ có.
Trong một không gian tối giản, bạn nhìn thấy mọi thứ – kể cả mọi sai sót nhận thấy được. “Điều này cho phép bạn nhìn thấy thiết kế thực sự; nó ở ngay trước mặt bạn. Khi nói đến cấu trúc của một không gian, có thể có rất nhiều vẻ đẹp có sẵn trong đó. Tất nhiên, khi được thực hiện đúng cách, điều này cũng có nghĩa là thiết kế mới hoàn thiện sẽ ấn tượng hơn nhiều.
Phong cách tối giản (Minimaslism) đang được ưa chuộng
4. Các yếu tố đặc trưng của phong cách Minimalism
Khi nói về phong cách Minimalism không thể không nhắc đến 5 yếu tố mang đặc trưng riêng của phong cách này bao gồm :
- Giải pháp tổng thể không gian gọn gàng
- Đường nét đơn giản
- Màu sắc đơn sắc hoặc trung tính
- Nội thất đồ trang trí hạn chế
- Ánh sáng tự nhiên
4.1 Giải phát tổng thể không gian trong phong cách Minimalism
Nguyên tắc đầu tiên của thiết kế phong cách Minimalism mà chúng ta cần lưu ý là “Less is more” – Ít là nhiều,chính là nguyên tắc mà Ludwig Mies van der Rohe đề ra cho phong cách này. Với phong cách thiết kế tối giản tất cả các đồ nội thất không cần thiết sẽ được lược bỏ tất cả, chỉ sử dụng những vật dụng cần thiết nhất. Tổng thể nội thất được tối giản một cách tối đa để có không gian trống. Đặc biệt các vật dụng được lựa chọn luôn là các vật dụng thông minh, đơn giản có công năng lớn. Việc đơn giản hóa các vật dụng trong nội thất trong phong cách minimalism sẽ cho ta cảm giác phong phú và độc đáo thay vì cảm giác trống rỗng.
Thiết kế nội thất phòng ngủ đơn giản ít đồ đạc ( nguyên tắc cơ bản của phong cách Minimalism )
Dù tổng thể không gian theo phong cách đơn giản nhưng phong cách Minimalism phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc cân xứng, hài hòa và bố cục chặt chẽ của các vật thể trong căn nhà. Phong cách Minimalism tuy đơn giản nhưng vẫn luôn có điểm nhấn cho căn phòng như là một cái gương lớn hay là một bộ sô-pha có thiết kế đơn giản nhưng cao cấp. Một điểm nhấn cho toàn bộ phong cách đơn giản tạo nên sự cân bằng và hoàn hảo cho toàn bộ không gian.
4.2 Đường nét trong thiết kế nội thất phong cách Minimalism
Trong phong cách Minimalism các yếu tố không cần thiết được bỏ đi toàn bộ, trong thiết kế sử dụng nhiều đường thẳng, các đường nét tối giản tập trung vào công năng và tính thiết thực. Các diện tường được sơn phẳng, nhẵn và các đường nét chắc chắn, rõ ràng tạo ra các điểm nhấn thiết yếu của từng vực. Trong phong cách này sẽ không cho phép đồ nội thất và phụ kiện trang trí có hoa văn hoặc đồ trang trí rất chi tiết. Thay vào đó là sự gọn gàng và đơn giản của các hình khối.
Các diện tường đồ nội thất sử dụng đường thẳng và tối giản mọi trường nét trong phong cách Minimalism
4.3 Màu sắc trong thiết kế phong cách Minimalism
Trong phong cách Minimalism hạn chế sử dụng nhiều màu sắc. Phong cách này chủ yếu sử dụng các màu đơn sắc và sử dụng tông màu trung tính như các màu : trắng, đen, xám, ghi, be. Mọi đồ vật trang trí trong nhà đều có màu đơn giản 1 đến 2 màu không sử dụng màu sặc sỡ. Không gian toàn bộ nhà chỉ sử dụng tối đa đến 4 màu tối ưu nhất là 3 màu. Bao gồm màu chủ đạo, màu nền và màu điểm nhất. Những gam màu này giúp tạo cảm giác trang nhã, thanh lịch và dễ dàng kết hợp với các yếu tố khác trong không gian. Các bức tường thường được sử dụng 1 gam màu trung tính như trắng, ghi, xám. Xu hướng này nhằm giảm các hình thức và màu sắc về trạng thái đơn giản nhất của chúng, để tạo ra không gian thoáng mát, sáng sủa và thanh lịch. Các màu trung tính làm tăng hiệu quả về thị giác và tạo không gian rộng mở, thoáng đãng.
Thiết kế phòng ngủ phong cách Minimalism được sử dụng 3 màu: Trắng, ghi, xám
4.4 Đồ nội thất, trang trí hạn chế trong phong cách Minimalism
Nội thất phong cách Minimalism có đặc trưng là gọn gàng, sạch sẽ ko lộn xộn mà người nhìn có thể được nhận ra ngay lập tức nhờ đặc điểm đó. Về mặt thị giác, việc thiết kế một không gian gọn gàng giúp giải tỏa tâm trí và tạo cảm giác bình yên. Tuy nhiên, nếu không đủ “tinh tế”, phong cách này có nguy cơ tạo cảm giác hơi vô hồn. Để tránh điều này và để đảm bảo các không gian của bạn đều có cảm giác thân thiện, bạn có thể thực hiện một vài điểm nhấn nhỏ. Cho dù đó là nhà bếp, phòng ngủ hay phòng khách, đây là một số cách để tăng thêm sự ấm áp và màu sắc cho những căn phòng của bạn.
Mẫu thiết kế nội thất căn hộ phong cách Minimalism của Trường Phát tạo các điểm nhấn đen trên nền trắng để căn hộ bớt nhàm chám
Đồ nội thất phong cách Mimimalism được sử dụng tối giản đầy mê hoặc với sự phân loại đồ đạc chu đáo và được cân nhắc để tạo nên một không gian cân bằng mà một khi bạn bước vào là không muốn rời đi. Bỏ qua những món đồ cầu kỳ mà nó có thể làm bạn dễ chán, trang trí phòng tối giản bạn nên chỉ sử dụng những đồ thiết yếu mà nó phục vụ nhiều trong sinh hoạt của gia đình ban bạn. Đồ nội thất trang trí nhà theo phong cách tối giản nên sử dụng những đồ chất lượng bởi vì trong không gian nhà chúng ta không sử dụng nhiều đồ vậy nên chi phí hoàn thiện cũng không mất nhiều như những phong cách khác.
Đồ nội thất đặc trưng cho phong cách Minimalism
Các vật dụng đồ nội thất thường được lựa chọn tối giản về màu sắc cũng như kiểu cách. Ưu tiên lựa chọn những vật dụng có bề mặt trơn sáng bóng, đường thẳng tạo nên không gian có chiều sâu, đầy tinh tế. Phong cách minimalism hướng tới các vật dụng thông minh có nhiều chức năng thay vì chỉ là vật dụng trang trí. Các vật liệu được lựa chọn đa số đều có vật liệu là gỗ, đá nhân tạo. Đồ nội thất được sắp xếp ở các vị trí tương xứng với nhau tạo không gian rộng rãi thoáng mát.
Một mẫu thiết kế nội thất căn hộ của Trường Phát Design mà trong đó mang tất cả các đặc trưng của phong cách Minimalism
4.5 Ánh sáng tự nhiên trong thiết kế phong cách Minimalism
Một điều quan trọng bắt buộc trong phong cách Minimalism là tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng các cửa sổ lớn hoặc các mặt bằng kính. Ánh sáng tự nhiên không chỉ bổ sung ánh sáng cho căn nhà mà còn làm cho không gian mở rộng và tạo cảm giác thoải mái, thư giãn. Nó cũng hiển thị màu sắc thực của tường, sàn và đồ nội thất của bạn, giữ lại bản chất thực sự của phong cách tối giản.
Phong cách Minimalism được tận dụng tố đa ánh sáng tự nhiên đẻ cung cấp ánh sáng cho căn phòng
5. Những ưu điểm khi thiết kế nội thất phong cách Minimalism
Những lợi ích khi bạn thiết kế phong cách Minimalism:
- Ý tưởng tối giản là tuyệt vời để làm cho không gian nhỏ nhà của bạn sẽ rộng hơn cảm giác diện tích sẽ lớn hơn rất nhiều
- Trang trí và hoàn thiện phong cách tối giản hầu như không bao giờ lỗi mốt khi chúng ta thực hiện đúng nguyên tắc của phong cách này
- Thiết kế nội thất phong cách tối giản là tất cả về vẻ đẹp của sự tinh tế và được đánh giá tốt, bạn có thể tiết kiệm khi mang quá nhiều đồ đạc và công năng mà bạn đơn giản là không cần.
- Khả năng thi công hoàn thiện đạt được cao và vật liệu dễ tìm nguồn, các phần thiết kế nhà tối giản dễ dàng quản lý theo ý thích của bạn, không giống như các phong cách thiết kế khác đi kèm với nhiều biến số khó hiểu hơn để kết hợp một cách sáng tạo.
- Tiết kiệm tối đa chi phí của bạn hơn so với các phong cách khác.
6. Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công nội thất phong cách Minimalism
Trường Phát Design là đơn vị uy tín hàng đầu về thiết kế thi công nội thất cao cấp phong cách Minimalism với nhiều công trình cao cấp trên khắp cả nước. Chúng tôi đã khẳng định được vị thế của mình trong thời gian qua. Trường Phát tự hào khi sở hữu đội ngũ kỹ thuật và đội ngũ thợ thi công đẳng cấp nhiều kinh nghiệm chuyên hàng cao cấp.
6 điều tuyệt vời nhất mà chúng tôi mang đến cho quý khách hàng :
- Đội ngũ KTS kinh nghiệm, nhiệt huyết có nhiều ý tưởng. Sẵn sàng lắng nghe tâm tư khách hàng.
- Chúng tôi là đơn vị chỉ thiết kế thi công các dự án cao cấp
- Phong cách Modern Classic là một thế mạnh của Trường Phát
- Thi công giống 100% phối cảnh 3D
- Hoàn lại 200% giá tiền thi công nếu phát hiện sản phẩm không đúng chất liệu trong báo giá hợp đồng
- Bảo hành lên tới 6 năm, bảo trì trọn đời
Trên đây là toàn bộ những gì liên quan đến về phong cách Minimalism chúng tôi muốn chia sẻ với quý khách hàng và đọc giả. Trường Phát mong rằng quý khách sẽ gặp được những đơn vị tốt nhất để hoàn thiện căn nhà của mình đẹp nhất.
Trường Phát Design tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế – thi công nội thất. Một khi đã làm là kiến tạo ra những kiệt tác cho gia chủ
Địa chỉ văn phòng : Số 81 Hoàng Ngân – Nhân Chính- Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 082.66.33.789
Email: nttruongphat.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất: Thôn 2, Xã Chàng Sơn, Huyện Thạch Thất, Hà Nội